Thay hình đổi dạng

Triển lãm cá nhân của Lê Hoàng Bích Phượng

Khai mạc triển lãm: 26.04.2012 @18:00
Triển lãm mở tới  25.05.2012
Địa điểm: Sàn Art
3 Mê Linh, Q.Bình Thạnh
Tp.HCM, Vietnam

‘Những con quạ bị xem là điềm gở trong văn hóa Việt Nam bởi thế nên khi Lê Hoàng Bích Phượng một mình ở Sapporo, Nhật Bản, lạc lối khi cố gắng tìm một cửa hàng họa phẩm, cô ngại ngần tiến đến một cửa hàng duy nhất trên con đường bị bao vây bởi một đàn những con chim đen đúa ồn ào này. Một người đàn ông tiến đến giúp cô đi đến đích bằng một bức vẽ tay theo kiểu trò đoán chữ Pictionary. Từ ngày hôm đó, những con quạ đã không còn là điềm gở với Bích Phượng nữa. Những cuộc gặp gỡ cá nhân như thế thường được mang vào tác phẩm của nghệ sĩ triển vọng này, các tác phẩm gợi nhớ về bản tính xảo trá của con người, thi thoảng giống một cách khôi hài những huyền thoại về thế giới động vật.

Trong triển lãm này một loạt các chân dung trên lụa, miêu tả chính bản thân cô, bao gồm cả những người xa lạ và bạn bè vừa có thật lẫn tưởng tượng, mang những chiếc mặt nạ của một loài động vật nào đó – như những con lừa với bộ răng so le và đôi bàn tay khẳng khiu; một con gấu già nhoi hẳn lên như một cái áo khoác có mũ trùm đầu quá cỡ trên gương mặt một đứa trẻ; một con heo ngồi có vẻ bệnh với cái mũi đỏ sưng tấy và chảy dãi; hay một chiếc mặt nạ sân khấu Nhật Bản mang hình con cáo đứng kéo môi mình ra như thể cô không thể nói. Được khéo léo họa trên những tông màu nước tinh tế, những gì các hình ảnh này liên hệ đến là những thói quen nuông chiều và bất an của trạng thái con người.

Bị cuốn hút bởi cái cách mà những câu chuyện kể hoang đường bằng tiếng mẹ đẻ đã được truyền từ xa xưa có thể mang lại những bài học về đạo đức, Lê Hoàng Bích Phượng khôi hài ám chỉ đến vô số các truyền thống văn hóa từ những câu chuyện thần tiên cùa Nhật Bản và Việt Nam và lần giở lại những câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc của Ê-dốp cùng những bài đồng dao trẻ con. Trong thế giới của cô, việc gắn những chiếc mặt nạ vô hình lên là một hành động rất thường trong cuộc sống đương thời nơi mà vì lẽ sinh tồn hay bởi bất an tâm thần, những mặt nạ này hiện diện để mang đến một sự trấn an bảo vệ. Kèm theo những tấm tranh này là một loạt các điêu khắc gốm nhỏ mang hình hài những con người đã bị gắn chặt với mặt nạ của họ; một vài cái mất xương sườn, trong khi một cái khác thì có não chứa trong bể cá. Câu hỏi mà Lê Hoàng Bích Phượng đặt ra trong triển lãm ‘Thay Hình Đổi Dạng’ này là liệu một khi những chiếc mặt nạ đã được đeo vào, chúng có bao giờ thật sự rời ra được nữa hay không.

‘Triển lãm này là triển lãm cá nhân đầu tiên của nghệ sĩ và sẽ thay đổi không gian phòng tranh Sàn Art, chơi đùa với những ý tưởng của sự phản chiếu và tính trong suốt, khuyến khích người xem tự hỏi xem liệu chiếc mặt nạ nào họ sẽ chọn đeo mỗi ngày.