Tài nguyên thuật ảo

Triển lãm của Adriana Bustos (Argentina), Christopher Meyers và Hank Willis Thomas (Mỹ), Nguyễn Hồng Ngọc (Việt Nam), Sudarshan Shetty (Ấn Độ) và Than Sok (Campuchia)

Khai mạc triển lãm: 08.08.2014 @18:00
Triển lãm mở tới 30.10.2014
Địa điểm: Sàn Art
3 Mê Linh, Q. Bình Thạnh
TP. Hồ Chí Minh

 

Sàn Art trân trọng giới thiệu triển lãm ‘Tài nguyên thuật ảo’, soi dẫn nhờ sự chủ động của sáu nghệ sĩ đương đại, những người dám thách thức quan điểm cho rằng thời gian lao động là một giá trị trao đổi có thể dùng để biện chứng và đo định của cải: Adriana Bustos (Argentina), Christopher Meyers và Hank Willis Thomas (Mỹ), Nguyễn Hồng Ngọc (Việt Nam), Sudarshan Shetty (Ấn Độ) và Than Sok (Campuchia). Đây là những tiếng nói đến từ vùng Nam Bán Cầu, một tập hợp những vùng địa lý phức tạp đang phải đối mặt với hậu quả tồn đọng của chế độ thực dân cũng như bộ mặt tự do mới. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm video, điêu khắc, sắp đặt, tranh vẽ, triển do Zoe Butt thực hiện như một phần chương trình ba năm ‘Nhận Thức Thực Tại’ do Sàn Art khởi xướng và tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Vậy “tài nguyên” chính xác là gì?

Tài nguyên được xem là của cải dưới dạng tiền bạc hoặc tài sản mà xã hội dùng làm dấu hiệu nhận biết thực lực tài chính của một cá nhân, tổ chức, hoặc quốc gia và mang giá trị phát triển đầu tư [i]. Theo lý thuyết kinh tế, “tài nguyên” là nguồn lực có thể trao đổi, được tạo ra từ sức lao động con người. Trong tác phẩm mang tính bước ngoặt “Tư bản: Phê bình kinh tế chính trị học”, Karl Marx vạch định việc hệ thống tư bản xác định giá trị của một món hàng hóa dựa trên “giá trị trao đổi” của nó, giá trị này được định lượng bằng mức tiêu thụ sức lao động trong quá trình sản xuất ra món hàng đó. Cụ thể, Marx vạch trần mức độ bóc lột con người phát sinh dưới hệ thống ấy và biện luận rằng người lao động bị biến thành đơn vị đo lường năng lượng mà với nó khái niệm “hữu dụng” không còn biểu thị chất lượng hay kỹ năng, mà là thời gian. Thời gian trở thành một thứ do xã hội kiến tạo, mã hoá và kiểm soát bằng cách cân đếm sức lao động, với lợi nhuận nằm trên nhu cầu. Việc một hệ thống vô hình nắm quyền kiểm soát về nguồn lực như vậy – không chỉ bao gồm sức lao động con người mà còn là tài nguyên có được từ khai thác, khai quật, và tổng hợp – là một thách thức về mặt đạo đức trong việc bảo tồn môi trường, lễ nghi văn hóa và tín ngưỡng của chúng ta. Ngày nay, những kẻ kiểm soát và điều tiết tài nguyên là người luân chuyển những câu chuyện họ muốn lực lượng lao động tương lai tiếp nhận.

Ta bước vào không gia triển lãm “Tài nguyên thuật ảo”, băng qua phòng đọc sách Sàn Art, và nghe được giọng nói của nghệ sĩ Adriana Bustos từ bên trong một tác phẩm đặc biệt lạ thường. Cô ngồi phía sau tấm kính của sa bàn tượng trưng cho khu rừng Salta trong một bảo tàng khoa học tự nhiên tại Argentina gần biên giới Bolivia. “Những miền đất của tâm hồn” diễn ra bên trong một viện bảo tàng. Ta có thể nghe thấy tiếng người bảo vệ răn đe một đứa trẻ vì đã chạm tay vào tác phẩm và có lẽ người xem cũng phải băn khoăn cái gì còn sống còn cái gì đã chết, cái gì thực, cái gì thuộc về ảo ảnh do nghệ sĩ bày ra. Adriana muốn ta suy ngẫm về thực trạng lịch sử chỉ được tái hiện qua những hình ảnh quá khứ không phản ánh đầy đủ sự thật. Ngày nay khu rừng này rải nỗi sợ lên khắp Mỹ Latinh – hàng ngàn người đã trở thành nạn nhân của các tập đoàn ma túy, cơ thể họ bị tận dụng như những cỗ máy nhằm vận chuyển cocain trong thương trường đen, những phi vụ chết người [ii].

Trong tác phẩm của nghệ sĩ Than Sok, câu hỏi về vấn đề tri lương này được chất vấn thông qua lệ bố thí. “Cho đi là nhận lại I” là sự tái lập các vật thể trong thói quen tín ngưỡng giữa nhà sư và dân thường ở Campuchia. Ở một đất nước nơi nhiều thanh niên nông thôn nhập cư vào trung tâm thành thị và đi tu là một cách để kiếm tiền cho tương lai, bố thí trở thành thứ việc làm cạnh tranh cao, từ đó khái niệm giàu sang trong tâm linh biến ảo, giá trị tư tưởng của Phật giáo bị bóp méo thành thứ mặt hàng có thể mua bán và vất bỏ. Nếu nghiệp chướng được xem là sự tích hội những việc làm tốt trong một đời người cho kiếp sau, thì Than Sok chất vấn kết cấu xã hội của đời sống đương đại mà tầm nhìn ngắn hạn hướng đến cái thỏa mãn tức thời không đủ khả năng nuôi dưỡng thế hệ sau.

Trong khi vòng hào quang Đức Phật của Than Sok băt nguồn từ ý thức về thông lệ bố thí, con rắn của Ngọc bắt song cương lên cái chết và sự tử vong, ở đó than khi được xem là tài nguyên có thể đem lại sự ấm áp, ánh sáng, và năng lượng, nhưng nó cũng tiêu thụ và thải ra loại chất thải không thể tái chế. Dự án của Ngọc làm nổi bật lên thực trạng các nền kinh tế địa phương lệ thuộc vào các ngành công nghiệp mang tính hủy hoại như khai thác than để sản sinh lợi tức và sinh tồn. Cô dẫn dụ đến giá trị của niềm tin và truyền thống trong việc đem lại hy vọng và lời giải thích cho thế giới vô thường mà chúng ta đang sống. Những vòng tròn thanka chống lại thói vu vơ của con người, rằng cái bất biến duy nhất chính là sự thay đổi.

Trong bộ phim ngắn “Tôi có lao đi quá nhanh?”, Hank Willis Thomas và Christopher Myers tập trung vào hai thành phố Nairobi và Nakuru nơi mpesa – một dịch vụ hỗ trợ vốn vi mô dùng công nghệ di động để giúp khách hàng chuyển vốn dễ dàng từ thành thị đến nông thôn – đang hỗ trợ các hoạt động giao thương địa phương. Trong phim ta có thể thấy người dò nhặt kim loại chạm khắc những con thú trong thần thoại và tưởng tượng, các gia đình nhập cư Ấn Độ thương thảo buôn bán loại vải dệt truyền thống qua mạng lưới gia đình xuyên lục địa, hay lắng nghe lời nhận xét và ước vọng của một doanh nhân địa phương cho rằng lực lượng lao động của nước ông lớn hơn Trung Quốc lẫn Ấn Độ. Họ đề cập đến cuộc cách mạng mà mpesa – một hệ thống ngân hàng không chính thức – đã tạo ra trên đất nước họ, tạo điều kiện cho tài nguyên thuật ảo của riêng họ. “Tôi có lao đi quá nhanh?” bàn về sự khác biệt giữa nhận thức và thực tại. Bộ phim khẩn cầu thế giới nhìn nhận quá trình đổi thay đang thực tế diễn, vượt lên những khuôn mẫu bảo thủ về màu da và giai cấp để hướng sự chú ý vào điều kỳ diệu trong bối cảnh lịch sử của họ.

Với suy ngẫm về hình ảnh và vật thể được dùng như là các dạng thức tài nguyên nhằm bàn về những thực tại trải dài hơn một đời người, Sudarshan Shetty đem đến tác phẩm “Chờ người ta đến”. Trong phim, Shetty trình bày 3 hoạt cảnh riêng biệt: nội thất, hệ thống hành lang, và cuối cùng là ngoại thất của tòa nhà chawl. Tiếng đàn “sarangi” – một loại nhạc cụ cổ truyền của Ấn Độ – len lỏi xuyên suốt 3 hoạt cảnh với giai điệu truyền thống “raga”, bi ai phản ánh nỗi lòng người chơi đàn. Lắng nghe thước quay của thời gian qua tiếng nhạc cụ truyền thống, tiếng vỡ tan của đồ sứ, theo sau là tiếng búa khoan xa đằng sau, gợi tưởng đến tính mong manh của tài nguyên văn hóa và vật chất. Đây là tác phẩm thích hợp để kết thúc triển lãm – video được để dạng vòng lặp, tái khẳng định vòng luân hồi của sự sống và hủy diệt.

Điều gắn kết các nghệ sĩ trong triển lãm này là cái nhìn đanh thép của họ về các hình thái lưu hành lập định của của cải – dù đó là thuộc địa, tôn giáo, tư bản, doanh thương, hay văn hóa – họ phơi bày ra ánh sáng những mẩu chuyện nhỏ nhặt trong xã hội loài người, từ dùng cơ thể người để vận chuyển ma túy, chuyện các nhà sư hành xử như con buôn, những núi than sừng sững ngay sau sân nhà dân, sự chuyển hóa đi lên của cuộc sống ở nơi tưởng như bị đói nghèo thống trị, đến tác động tâm lý của việc tái định cư trong quá trình nâng cấp đô thị. Kết quả nghiên cứu của họ về các hệ thống xã hội và những dạng ngôn ngữ biểu trưng chính là tuyên ngôn khiêu khích đóng vai trò như là ký ức đối trọng với những ghi chép lịch sử chính thức. *

Sàn Art xin gửi lời cảm ơn đến các tổ chức sau vì đã hỗ trợ thực hiện triển lãm này: Gallery SKE, New Delhi, Ấn Độ; Sa SA Bassac, Phnom Penh, Campuchia; Ignacio Liprandi Arte Contemporáneo, Buenos Aires, Argentina.

* Trích dẫn từ bài tiểu luận triển lãm. Toàn văn bài tiểu luận có thể được tải về từ đường link bên dưới.

[i] http://www.businessdictionary.com/definition/capital.html

[ii] Phỏng vấn giữa người viết và Adriana Bustos, tháng 3, 2014