(Những) Phương Nam đan xen

Khai mạc triển lãm: 03.11.2016 @ 19:30
Triển lãm mở tới: 06.11.2016
Địa điểm: Sàn Art
Toà nhà Millennium Masteri
Phòng B6.16 & B6.17
132 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
(vào từ cổng Nguyễn Hữu Hào)

 

(Những) phương Nam đan xen là một triển lãm hình ảnh động trên mạng (gồm phim ngắn, phim tài liệu, và video art), cung cấp các góc nhìn riêng biệt về những thực tại chung của phương nam đan kết – hiểu như một bối cảnh tập hợp đa quan điểm và niềm tin khi chúng xen lẫn, tương tác, và đi kèm với những trải nghiệm và giá trị riêng biệt của nhau (từ ‘embedded’ – đan xen/gắn ghép – gợi nhắc về tính chất của phim bởi nó là xâu chuỗi các hình ảnh được gói gọn trong một bản nén). Ở đây đề cập đến các cộng đồng từng bị thuộc địa, khi xét đến những hành trình di cư do bị ép buộc hoặc tự nguyện của họ. Điều này khiến cộng đồng người ngoại kiều có số lượng ngày một tăng, những câu chuyện/lịch sử cá nhân của họ thay đổi nhiều ước định về ‘phương nam’ đơn thuần là một tọa độ địa lý/kinh tế.

Với 32 tác phẩm trình chiếu trong suốt 4 buổi tối liên tiếp từ 3-6.11.2016, triển lãm trên mạng này nối 29 góc nhìn về Nam Á, Đông Nam Á, Mỹ Latinh, và Châu Phi. Mỗi buổi được giám tuyển theo một trong ba chủ đề của ‘Nhận thức Thực tại” – dự án tổng hợp dài 3 năm gồm triển lãm này và nhiều chương trình khác do Sàn Art tổ chức.

www.embeddedsouths.org

Sàn Art khởi xướng ’Nhận thức Thực tại’ vào năm 2013. Đó là những cuộc gặp gỡ đối thoại thông qua các bài giảng, hội thảo, workshop, triển lãm, và chương trình lưu trú nghệ thuật ở TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Dự án quy tụ nhiều nhà tư tưởng sáng tạo đến từ các lĩnh vực như nghệ thuật, truyền thông, âm nhạc, quy hoạch đô thị, phê bình lý luận, văn chương, và khoa học từ ‘Bán cầu Nam’, cùng với các cộng đồng văn hóa-nghệ thuật địa phương nghiên cứu phân tích những chủ đề trọng điểm của chương trình. Mỗi khách mời thử thách người tham gia về tính địa phương, không gian, thời gian, và mối liên hệ giữa họ với Lịch sử. Các đối thoại này nới rộng khái niệm của ‘tính phân vùng’[1], đưa những tham khảo mới vào luồng văn hóa chính thức của Việt Nam, cung cấp lập trường thay thế cho những quyền hạn nặng tính tuyên truyền hoặc tính thuộc địa do nhà nước và các đối tác ngoại giao phê duyệt.

Tại sao lại là ‘Bán cầu Nam’? Vào năm 2013, Sàn Art thấy dùng từ này chuẩn xác về mặt chính trị hơn so với các thuật ngữ lỗi thời như “Thế giới Thứ Ba” hay “các nước đang phát triển”. ‘Bán cầu Nam’ xét thấy phù hợp với tình hình chung của một khu vực địa lý có nền kinh tế-xã hội kém phát triển, đưa ra cách nhìn các bối cảnh văn hóa của khu vực chính như của địa phương – chính trị lỏng lẻo, tinh thần chắp vá, xã hội tổn thương, và kinh tế khó khăn.[2]

Tuy vậy, qua quá trình giao lưu với các học giả tri thức xuyên suốt ‘Nhận thức Thực tại’, những con người vô cùng kiên nhẫn và cởi mở với tầm hiểu biết còn hạn hẹp của người tham gia, Sàn Art đã học được/được nhắc nhở về tầm quan trọng của cách sử dụng từ ngữ, nhận thức một cách khôn ngoan và cẩn thận hơn. Điều này trở nên sáng tỏ khi khái niệm của ‘Bán cầu Nam’ ở đây chỉ có tác dụng làm bật lên vai vế của người-không so với kẻ-có; hệ tư tưởng nhị nguyên này hoàn toàn không nằm trong chủ đích của chương trình vốn cố gắng bộc lộ các điểm giao thoa và tương hỗ trong quá trình hoạt động.

Do vậy, (Những) phương Nam đan xen, trong chính cái tên của nó, đề cao những hành trình vật chất, tinh thần, và hợp tác của các nghệ sĩ khi tác phẩm của họ thách thức những giả định trói buộc nhân dạng, phong tục, lễ nghi và niềm tin trong bản thân thực tồn, giá trị và tầm ảnh hưởng của chúng ngày nay. Nó làm nổi bật áp lực của việc duy trì đời sống văn hóa truyền thống trong xã hội công nghiệp hóa. Nó cho thấy những thương tổn dài hạn khi bị là đối tượng để người khác thay mặt phát ngôn và phân loại, không chỉ bởi tàn dư trong thói quen thời thuộc địa mà còn bởi lối mòn của chế độ quân sự. Nó nêu lên sự lạm dụng quyền lực trong sự lãng phí hoài tài nguyên, nêu bật khác biệt giữa tầng lớp có đặc quyền chiếm dụng và tầng lớp phải đấu tranh vì tài nguyên. Và để làm được như vậy, mỗi buổi chiếu phim của (Những) phương Nam đan xen sẽ đi theo 3 chủ đề của ‘Nhận thức Thực tại’:Thần thoại, Khoa học Xã hội và Ký ức tập thể, và Tính vật chất.

(Những) phương Nam đan xen ban đầu được lựa chọn như một chuỗi những câu chuyện dành cho khán giả đầy nhiệt huyết ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì những quy định phức tạp và hạn chế của chính phủ về phim và nội dung nước ngoài, nên chúng tôi, những người giám tuyển, quyết định sẽ tìm ra phương thức chia sẻ khác thay vì để điều đó làm nhụt chí.Đó là lý do khiến ‘(Những) phương Nam đan xen’ trở thành một triển lãm trên mạng, giúp tăng cường lượng khán giả bằng cách tìm kiếm những cộng đồng có cùng mục tiêu khắp ‘phương Nam’ để đồng tổ chức sự kiện này. Từ Jaffna đến São Paulo, từ Dakar đến Manila, hay từ phnom Penh đến Calito Kampala và hơn thế nữa; chúng tôi rất hân hạnh chào đón những tổ chức độc lập, bình dân, những tổ chức mà, hơn ai hết, nắm rõ và hoan nghênh động cơ và chủ đề của (Những) phương Nam đan xen.

Các giám tuyển chân thành cảm ơn những nghệ sĩ, cá nhân và tổ chức sau đã giúp hiện thực hoá chương trình; các nghệ sĩ: Bani Abidi; Fernando Arias; Kannan Arunasalam; Sammy Baloji/ Lazara Rosell Albear; Tiffany Chung; Bakary Diallo; Andrew Esiebo/Annalisa Butticci; Shanaka Galagoda; Ayrson Heráclito; Sasha Huber; Claudia Joskowicz; Amar Kanwar; Mikhail Karikis; Jompet Kuswidananto; Dinh Q Le; Giovanna Miralles; Nguyen Huong Tra; Nguyen Thi Thanh Mai; Nguyen Trinh Thi; David-Douglas Masamuna Ntimasiemi; Phan Thao Nguyen; Renata Padovan; Chulayarnnon Siriphol; Sutthirat Supaparinya; Kidlat Tahimik; Tran Luong; Truong Cong Tung; Vandy Rattana; đội Sàn Art:  Dương Mạnh Hùng, Đặng Thị Nhã, Đỗ Thị Ngọc Trâm, Lê Xuân Hồng Nhung, Nguyễn Bích Trà, Nhật Q. Võ, Tuyến Bùi; Chou Lê, tikiubi, Nguyễn Hoàng Thiên Ngân; and Sharmini Pereira (Sri Lanka Archive of Contemporary Art, Architecture and Design, Jaffna); Nalini Malani; Prateek Raja (Experimenta, Kolkata); Maria Abegail Lara; Tyler Rollins, New York; Estelle Lacaille; Gerges Senga; Mariam Kone; Natalia Trebik; Nguyễn Quốc Thành; Gesyada Annisa Namora Siregar; Norberto Roldan and Merv Espina (Green Papaya, Manila); Erin Gleeson and Ben Ve (Sa Sa Bassac, Phnom Penh); Sumeshwar Sharma and Yogesh Barve (Clarkhouse Intitiative, Mumbai); Sally Mizrachi (Lugar a Dudas, Cali); Ana Paula Vargas (Videobrasil, Sao Paulo); Teesa Bahana (32 Degrees East, Kampala); Shireen Seno (Los Otros, Manila); Marika Constantino (98B); Haymann Oo (New Zero Art Space, Yangon)

© Zoe Butt, Lê Thuận Uyên & Gabriela Salgado, 2016

– trích từ bài viết giới thiệu chương trình. Bạn có thể đọc toàn bộ bài viết trong sách hoặc tải sách về từ đây.

[1] Nhắc tới regionalism, sự phân hoá vùng miền, bao gồm những lý thuyết hoặc thực hành hướng về vùng cụ thể thay vì áp dụng hệ thống trung tâm về kinh tế, văn hoá hoặc kết nối chính trị

[2] Để biết thêm chi tiết, mời bạn tìm đọc bài viết của Thomas Hylland Eriksen ‘What’s wrong with the Global North and the Global South?’ http://gssc.uni-koeln.de/node/454