Trò chuyện với nghệ sĩ Bùi Công Khánh

Mời các bạn tham dự buổi nói chuyện với nghệ sĩ Bùi Công Khánh vào ngày trưng bày cuối cùng của triển lãm ‘Lạc chốn’. Nghệ sĩ sẽ chia sẻ hành trình sáng tác dài hai năm, vận dụng nhiều kỹ thuật và chuyện lịch sử cho tác phẩm sắp đặt quan trọng nhất từ trước đến nay của anh về tinh hoa văn hoá Việt Nam.

‘Lạc Chốn’ giống như một pháo đài. Cấu trúc lấy cảm hứng từ hình ảnh boong-ke¹ này không hoàn chỉnh một cách có chủ ý: mái và tường không nguyên khối, các mảng tường giữa các cột không đồng nhất mà có vẻ ngẫu nhiên. Đắm mình trong cung cách mượn từ kiến trúc truyền thống của hoàng thành Huế, cấu trúc này có tính phòng thủ – nó chỉ có một lối vào, nóc của nó nghiêng đổ xuống đất ở mặt sau. Vật liệu xây dựng chủ đạo của kết cấu là gỗ mít với nhiều tông màu khác nhau do tuổi của cây gỗ: cây trẻ màu sáng và cây già màu sẫm hơn. Trong tác phẩm, Bùi Công Khánh kết hợp điêu khắc lối cổ với các phong cách mới hơn. Anh tháo rời các thành phần cốt yếu cả về kết cấu lẫn trang trí của một căn nhà truyền thống, lắp ghép chúng lại với nhau theo những mục đích sử dụng khác với nguyên gốc. Bên ngoài, bốn tiểu tự toạ lạc trên bốn cột trụ hình vuông canh gác kết cấu; bốn ngôi chùa tí hon gần như bị tiểu cảnh² quanh nó bóp nghẹt tượng trưng cho vòng thời gian vốn được bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đánh dấu. Tác phẩm toát lên vẻ kịch tính nhẹ nhàng.

 


¹ Boong-ke là pháo đài phòng thủ quân sự được thiết kế để bảo vệ người hoặc đồ vật quý giá khỏi bom đạn

² Một loại hình nghệ thuật thừa hưởng từ Đạo Lão của Trung Quốc, sáng tạo cảnh vật thu nhỏ trong bồn chứa, thường bao gồm cây kiểng được tỉa cẩn thận và các tượng gốm sứ nhỏ. Tiểu cảnh có thể được gán cho các giá trị linh thiêng. Trong Hội Quán Phúc Kiến tại Hội An có một đền thờ, phía trước đền có bày tiểu cảnh. Khi nhỏ, Bùi Công Khánh và cha thường viếng thăm đền này.