Curator nói chuyện: Agung Hujatnikajennong & Arlette Quynh-Anh Tran

Khai mạc triển lãm: 28.12.2014 @2pm
Địa điểm: New Art Space
15 Lê Lợi, Thành Phố Huế

2h – 3h chiều: Phòng thí nghiệm Sàn Art – Sàn Art Laboratory giúp gì cho nghệ sĩ? 

Phòng thí nghiệm Sàn Art không phải là một chương trình cư trú đơn thuần, trong đó, các nghệ sĩ sẽ ‘va đập, thử thách và phản biện’ liên tục với các luồng ý tưởng sáng tạo và nhận thức khác nhau từ talking partner (người hậu thuẫn tư vấn), curator, các nghệ sĩ đồng môn và nghệ sĩ thành danh khác, không chỉ ở Sài Gòn mà còn đến từ nhiều nước khác. Bạn đang và mong muốn thực hành nghệ thuật dựa trên nghiên cứu và thể nghiệm và thắc mắc làm thế nào để trở thành ứng viên tiềm năng cho Phòng thí nghiệm? Hãy tới buổi nói chuyện với đại diện của Sàn Art – curator Arlette Quỳnh-Anh Trần.

3-5h chiều: Nghệ thuật đương đại tại Indonesia phát triển như thế nào? 

Đây là một dịp hiếm có mà Agung Hujatnikajennong, curator nổi tiếng Đông Nam Á, tới Việt Nam và đặc biệt tới Huế để nghiên cứu và chia sẻ cho cộng đồng biết về nền nghệ thuật đương đại Indonesia. Agung sinh năm 1976 ở Tasikmalaya, Indonesia, nhận bằng tiến sĩ khoa Nghệ thuật và Thiết kế tại Viện Công nghệ Bandung (ITB, 2012) ở Bandung. Agung là một trong những người thuộc mạng lưới curator của Singapore Biennale suốt những năm 2006 – 08 – 10. Anh cũng là đồng curator của Jogja Biennale 2009 và 2013. Năm 2012, cùng với curator lừng danh Charles Esche và Arthub Asia, Agung thực hiện Bandung Pavillion tại Shanghai Biennale. Agung là curator thực hiện nhiều triển lãm cá nhân quan trọng cho các nghệ sĩ Indonesia như Agus Suwage, Handiwirman Saputra, Jompet Kuswidananto, Mella Jaarsma, Heri Dono và Dadang Christanto. 

Anh tới Việt Nam cư trú 1 tháng trong phần Kích Nghĩ của chương trình Nhận Thức Thực Tại của Sàn Art. Anh đang tìm hiểu về các không gian nghệ thuật do nghệ sĩ lập ra tại Việt Nam.