Mảnh ghép cuộc đời

Khai mạc triển lãm: 12.08.2010 @18:00
Triển lãm mở tới 20.09.2010
Địa điểm: Sàn Art
3 Mê Linh, Quận Bình Thạnh, tp Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

‘Tôi đang ở một nơi gọi là Hà Lan, một mảnh đất xa xôi thuộc về người da trắng to lớn, những người mang giày gỗ và mê thích đồ sứ’ (Mai, thiếu nữ người Việt thế kỷ thứ 17, trích từ sê ri phim truyền hình ‘Mảnh Ghép Cuộc Đời)

Mảnh Ghép Cuộc Đời – Triển lãm và giới thiệu DVD tại Sàn Art

Sàn Art hân hạnh giới thiệu ‘Mảnh Ghép Cuộc Đời’, được thực hiện bởi nhóm nghệ sĩ Đan Mạch Superflex cùng cộng tác với nhóm Propeller. Xuất phát điểm của triển lãm này là những sự kiện lịch sử xoay quanh chuyến tàu chở đồ sứ từ Châu Á tới Châu Âu vào thế kỷ 17.

Vào một buổi sáng giáng sinh năm 1601, tàu San Jago khởi hành từ biên giới Goa để tới Lisbon. Chuyến hàng hóa này bao gồm kiện hàng ký gửi đồ sứ đầu tiên từ Đông Nam Á tới thị trường Châu Âu. Vào ngày 14 tháng 3 năm 1602, rời bờ biển của St. Helena tàu San Jago chạm trán ngoài ý muốn với ba chiếc tàu của người Hà Lan và một chiến trận ác liệt diễn ra sau đó. Sau 3 ngày chiến đấu, người Bồ Đào Nha đã đầu hàng vô điều kiện và người Hà Lan đã chiếm hữu tàu San Jago.

Khi đến Hà Lan một cuộc đấu giá tầm cỡ về các chiến lợi phẩm của San Jago đã được tiến hành và lợi nhuận là một hiện tượng, vì người Châu Âu tại thời điểm đó đã không biết làm thế nào để chế tạo ra đồ sứ. Tầm quan trọng của cuộc đấu giá này là chưa từng có và nó cung cấp sự thúc đẩy kinh tế to lớn cho toàn bộ khu vực và nó cũng được sử dụng như những món quà ngoại giao để hàn gắn độc lập về chiến tranh Hà Lan chống lại Tây Ban Nha. Trong số những người đã nhận được những món quà có giá trị này đó là vua Henry IV của Pháp và Nữ Hoàng Elizabeth I của Anh.

Sự kiện lịch sử này đã hình thành nên phần cơ bản cho sê ri truyền hình ba tập mang tên ‘Mảnh Ghép Cuộc Đời’ được sản xuất và phát sóng trên truyền hình tại Việt Nam tháng 3 năm 2010. Những cổ vật từ tàu San Jago hiện đang ở Viện bảo tàng lịch sử Hà Lan (Viện bảo tàng Zeeuws) và các nghệ sĩ đã được cấp quyền sử dụng những đồ vật cổ đó trong quá trình quay phim. Hơn thế nữa tất cả các đạo cụ được tạo ra để sử dụng cho phim đã được chính thức đưa vào bộ sưu tập của Viện bảo tàng Hà Lan và qua cách đó nó sẽ tái hiện lại quá khứ cho người xem của tương lai.

Rasmus Nielsen của nhóm Superflex nói:
‘Chúng tôi muốn tái hiện lại lịch sử Hà Lan từ bối cảnh Việt Nam bằng cách sử dụng các đồ vật lịch sử thật và thêm vào đó sự cài đặt xáo trộn của việc xây dựng các đạo cụ trong những ký ức chính thức của người Hà Lan’

Đạo cụ của sê ri phim truyền hình đã được trưng bày trong bối cảnh của một Bảo tàng lịch sử quan trọng tại Hà Lan (Zeeuws) năm 2010 và phim cũng đã được chiếu nhiều nơi tại Châu Âu.

Tuấn Andrew Nguyễn của nhóm Propeller nói:
‘Việt Nam được nói đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng như TV và phim ảnh ở khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi thích ý tưởng sử dụng seri phim truyền hình Việt nam để chủ động góp phần trong việc tái hiện lịch sử của một nước phương Tây.’

Trong triển lãm tại San Art người xem sẽ được giới thiệu các yếu tố trong quá trình diễn ra của một cuộc thách thức với lịch sử và tính chính xác