Chị tôi- Phần 2: Tôi là chị cả

Khai mạc triển lãm: 16.12.2010 @18:00
Triển lãm mở tới 01.01.2011
Địa điểm: Sàn Art
3 Mê Linh
quận Bình Thạnh
tp Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

 

Trong dự án này, Sàn Art đã mời các nghệ sĩ đáp lại lời của một bài hát phổ biến vào những năm 1980 có tên ‘Chị Tôi’ được sáng tác bởi Trần Tiến.

Lời của bài hát này nói về người chị lớn và những cống hiến của chị ấy cho gia đình. Nó nói về sự đặc biệt của tình yêu, của sự hy sinh và trách nhiệm gia đình. Nó đồng thời cũng phản ánh một thái độ tập quán về vai trò và trách nhiệm khác nhau giữa đàn ông và phụ nữ trong Việt Nam đương đại. Là người phụ nữ lớn nhất trong một gia đình lớn ở Việt Nam thường sẽ là người mẹ thay thế cho các anh chị em trong nhà. Điều này dẫn tới người chị lớn sẽ không bao giờ kết hôn và có gia đình riêng của chính mình. Bài hát này đã được phát trên đài phát thanh và có thể tìm thấy ở rất nhiều các tụ điểm Karaoke trên khắp Việt Nam ngày nay.

Trong triển lãm phần đầu, 10 nghệ sĩ nam được mời và tưởng tượng họ là người em trai trong câu chuyện này; trong khi đó triển lãm lần thứ hai này sẽ mời 10 nghệ sĩ nữ trẻ và lại tưởng tượng họ là chị gái lớn trong câu chuyện. Kết qủa là các tác phẩm sẽ giới thiệu như là một sự thấu hiểu độc nhất vào bức tranh xã hội thanh niên trẻ Việt Nam. Tác phẩm có thể bao gồm tranh sơn dầu, tranh vẽ nét, in ấn, điêu khắc, sắp đặt hoặc âm thanh và có thể là hơn thế nữa.

Đồng giám tuyển bởi Tammy Nguyễn (Nghệ sĩ) và Zoe Butt (Đồng Giám Đốc, Sàn Art), Sàn Art chân thành gửi lời cảm ơn tới Quỹ Trao Đổi và Phát Triển Văn Hoá Đan Mạch (CDEF) và Amarula về sự hỗ trợ cho dự án này.

Triển lãm 2: Khai mạc vào thứ Năm, ngày 16 tháng 12 với các nghệ sĩ Ngô Đình Bảo Châu, Lê Hoàng Bích Phượng, Đỗ Thị Hồng Thắm, Lê Thị Tuyết Nhung, Lê Hoài Nam, Nguyễn Xuân Kỳ Thu, Nguyễn Thị Thuỷ, Võ Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đào Nguyên Thạch Thảo

GỢI Ý

Mùa hè năm 2007, đó là mùa hè Tâm chuyển về Việt Nam, bác Lê của Tâm đã qua đời vì bệnh ung thư xương. Trong đám tang, cha Tâm đã kể cho tất cả mọi người câu chuyện bác Lê đã cãi lại Bà của Tâm như thế nào để không gửi cha Tâm vào quân đội, lúc đó ông còn rất nhỏ. Ông 14 tuổi.

Khi Tâm lớn lên, cha đã gửi Tâm cho bác Lê vì ban ngày ông phải làm việc. Bác dạy Tâm đan vá như thế nào. Một lần, Tâm được bác dẫn tới thăm bạn của bác. Bác nói với họ là đã từng lấy chồng một lần và rằng con trai của bác hiện đang làm ăn tại Hàn Quốc.

Bác Lê chưa từng lấy chồng và Bác là chị lớn trong gia đình của cha Tâm, gia đình có 9 người con.

Câu chuyện của bác Lê rất giống với một bài hát Việt Nam, Chị Tôi. Bài hát này nói về vai trò của người chị lớn trong rất nhiều gia đình Việt Nam xưa. Người chị lớn thường khó tìm được một người chồng bởi vì chị ấy thiếu tính cách hoặc thiếu hấp dẫn vì trách nhiệm của chị ấy với gia đình. Một số gia đình bình thường có nhiều người cần được chăm sóc thì người chị lớn trở thành người mẹ thứ hai.

Lần đầu tiên Tâm nghe bài hát này là lúc đi hát Karaoke. Ai cũng muốn hát nó và những người muốn và không thể lấy được mic thì thầm với Tâm ‘bài hát này rất hay’. Với rất nhiều người, nó là bài hát hay vì nó phản ánh một chủ đề rất nhạy cảm bằng hình thức âm nhạc, đó là bài hát du dương có thể nói là rất buồn. Cung bậc đi lên đi xuống và lên xuống. Nó nói về quê nhà của bạn đẹp làm sao trong khi tiếng trống gõ nhịp đồng quê mộc mạc. Khi chúng ta lắng nghe hoặc hát bài hát này, chúng ta không thể giúp gì ngoài việc yêu chị gái của chúng ta vì tất cả những gì chị ấy đã làm.

(Gợi ý #1)

Đó là một điã CD về bài hát này được hát bởi Quang Linh. Hãy nghe nó. Và giờ hãy tưởng tượng bạn là em trai của chị ấy. Hãy làm tác phẩm diễn tả cảm xúc mà bạn có.

(Gợi ý #2)

Đó là một đĩa CD về bài hát này được hát bởi Quang Linh. Hãy nghe nó. Và giờ hãy tưởng tượng bạn chính là người chị gái ấy. Hãy làm tác phẩm diễn tả cảm xúc mà bạn có.

Và đây là lời bài hát để bạn tham khảo.

Chị Tôi

Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong
Hàng cau dưới nắng trong lá trầu không
Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Ðông í a
Chị tôi chưa lấy chồng.

Thời con gái lưng ong có bao người thầm mong theo
Mẹ giục con gái yêu lấy chồng đi
Chị thương hai đứa em thương mẹ già còn đau í a
Chị tôi chưa lấy chồng.

Rồi mẹ tôi khuất xa, chúng tôi không còn thơ ngây
Chị lại lo các em chuyện chồng con
Ngày chia tay bến sông thấy chị buồn mà thương í a
Chị tôi chưa lấy chồng.

Rồi một đêm sáng trong có một người đàn ông qua
Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông
Gặp chị tôi dễ thương mới xin lời cầu hôn í a
Chị cũng muốn lấy chồng.

Cầu xây xong đã lâu không thấy người về đưa dâu
Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa
Hàng cau đâu trái cau bao lá trầu buồn rơi theo
Chị tôi chưa lấy chồng.

Nhiều năm xa cách xa tôi trở về làng quê thăm
Nhìn hàng cau xác xơ lá trầu khô
Mộ chị tôi bé xinh đứng bên cầu thương nhớ mênh mông
Chị ơi sao vẫn chưa lấy chồng.

Chị tôi chưa lấy chồng…