Lục đục…lục đục…lục đục

Khai mạc triển lãm: 04.08.2010 @18:00
Triển lãm mở tới 04.09.2010
Địa điểm: L’usine
151/1 Đồng Khởi, quận1,
Tp, Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

 

Triển lãm này là một tập hợp của bốn nghệ sĩ: Phan Nguyên Thảo, Trương Công Tùng, Lê Nguyên Chinh và Nguyễn Chân Tín. Họ gặp nhau trong giờ nghỉ giải lao – khi một người đang chập chờn trong giấc ngủ và tiếng ồn từ cuộc sống thật lại là một cái gì khác trong giấc mơ. Rẽ phải, và một con chuột chạy hối hả vào góc khi con thằn lằn đang bắt muỗi. Rẽ trái và nhìn thấy một người phụ nữ (có thể?) mặc đồ lụa đang nhảy múa. Một giọt mưa đen nhỏ xuống đầu bạn. Nhìn lên – bạn không thể biết nó từ đâu tới. Các bức tường như đang tan chảy và đồ vật sáng bóng từ ánh sáng le lói đã qua.

Giới thiệu về nghệ sĩ.

Thời gian gần đây, Phan Thảo Nguyên thích thú tạo nên tác phẩm về ‘Nguồn’. Ví dụ, trong thần thoại người Việt, nguồn gốc ‘Con rồng’ tồn tại nhưng đó luôn là điều bí ẩn. Trong tác phẩm đặc biệt này, cô chơi đùa với nước như là một biểu tượng trong văn hoá cũng như trong mỹ thuật. Chơi đùa với những ý tưởng của sự chất phác cô đặt ra câu hỏi: ‘Mưa từ đâu tới ? Và nó sẽ đi đâu khi nó chạm vào mặt đất ?’

Trương Công Tùng lại thích làm việc với những góc bị lãng quên. Ở nhà, những góc bị lãng quên nơi mà bạn cất hành lý, hoặc những món đồ trang trí từ giáng sinh năm ngoái. Ở nhà Tùng, đó lại là nơi anh để phác thảo của mình. Ở đó có sự đặc biệt dành cho những nơi này; đó là nơi chuột ở, nhiện đan lưới, và thằn lằn để trứng.

Lê Nguyên Chính đã và đang khám phá những cảm xúc cơ bản của sự cám dỗ và quyến rũ. Lấy khát vọng từ mỹ thuật trang trí, anh thích thú trong việc làm sao trang trí có thể chuyển qua hình thức và tạo nên tính cách riêng của nó: một người phụ nữ, một vũ công, nguyên bản opera.

Nguyễn Chân Tín thích thú tạo nên tác phẩm về các phần cơ thể không thể bục nát sau khi chết. Anh được truyền cảm hứng từ các truyền thuyết lịch sử như trái tim của Phật Thích Quảng Đức – đó là thứ duy nhất không thể cháy sau khi ông tử vì đạo. Anh để tác phẩm trong triển lãm này với tên Giấc Mơ Lửa. Nói cách khác, nếu lửa có thể mơ, thì nó sẽ là nó – để lộ thi hài của các vị thần.