Ác mộng toả hương

Khai mạc triển lãm: 19.11.2014 @6:30pm
Địa điểm: Hoa Sen University
Marie Curie Room (6F)
8 Nguyen Van Trang, District 1
HCMC

 

Giới thiệu công việc của nhà làm phim người Philippin Kidlat Tahimik

Cái tên Kidlat Tahimik ngay lập tức bao hàm sự mâu thuẫn. Là một nhà quan sát văn hóa đến ám ảnh, kể từ năm 1975, Kidlat khám phá những mâu thuẫn nội tâm về văn hóa của mình thông qua việc làm phim phi thương mại. Sinh năm 1942 ở ở Baguio, tên khai sinh là Eric Oteyza de Guia, ông lớn lên ở thị trấn nghỉ mát cho người Mỹ, nằm ​​ở trung tâm vùng cao nguyên bộ lạc Văn hóa Igorot. Cách đây ba thập niên, Kidlat bắt đầu đặt câu hỏi về nền giáo dục Mỹ của mình (hay còn gọi là “sự đồng hóa nhân từ”). Suy nghĩ này bắt nguồn từ các nữ tu phái Maryknoll trong trường tiểu học của ông; sau đó thấm thía hơn nữa trong thời gian học trung học ở Philippines với chương trình giảng dạy của Mỹ, và kết thúc sự nghiệp học hành của mình ở Mỹ với bằng đại học tại trường Quản trị Kinh doanh Wharton. Sau năm năm làm việc trong vai trò một nhà kinh tế ở Paris, năm 1972 ông xé tấm bằng Quản trị Kinh doanh, rồi hướng theo lối sống công xã văn hóa, và đi theo trào lưu làm phim phản-Hollywood. Là một nhà làm phim tự học, tác phẩm của ông được công nhận trong và ngoài nước với phong cách ‘nguyên thủy’ và tính giải cấu trúc một cách hài hước về nền giáo dục kiểu Mỹ của chính mình. Ở Baguio, ông là một nghệ sĩ năng động (làm phim ảnh, sắp đặt video, trình diễn), luôn hỗ trợ tiến trình / quan điểm của các nghệ sĩ không bằng cấp. Năm 1997, nhóm làm phim Hoa hướng dương của ông bắt tay thực hiện một dự án chia sẻ công nghệ làm video thân thiện cho người dân bộ lạc, với mục đích trao cho họ trách nhiệm ghi chép tài liệu văn hóa của chính mình. Ông giảng dạy tại Đại học U.P. và Đại học Ateneo, phát biểu tại các hội nghị quốc tế / địa phương, viết bài cho tờ Sunday Inquirer bằng tiếng Taglish.

Đây là bộ phim chính luận nổi tiếng nhất của Kidlat Tahimik, phát hành vào năm 1978 và được thực hiện với sự hỗ trợ của Werner Herzog và Francis Ford Coppola.
Sau một thời gian sống ở quê nhà khá lạc hậu của mình, Tahimik đến Paris. Chuyến đi của ông được thôi thúc bởi niềm đam mê với công nghệ từ nước Mỹ (tại sao ông không đi thẳng tới Mỹ là điển hình cho bản chất ngẫu hứng của cốt truyện). Tại Kinh đô ánh sáng, Tahimik vừa bị cuốn hút vừa bị vỡ mộng với “kỳ quan” của thế giới hiện đại. Bộ phim có phong thái phim gia đình ngẫu hứng vui vẻ – theo đúng nghĩa đen của kiểu phim như vậy, được quay bởi máy Super 8mm cùng khoản ngân sách ít hơn $10,000.

Tiếng Anh với phụ đề Tiếng Việt
* Buổi giới thiệu thành tựu sẽ được nối tiếp với phần hỏi đáp cùng Kidlat Tahimik

—-

Kidlat Tahimik là diễn giả thuộc chương trình ‘Trí / Thức’ nằm trong dự án liên ngành mang tên ‘Nhận thức Thực tại’ do Mạng lưới Quỹ Hoàng Tử Claus với Sàn Art tài trợ.