• Mã sách:  BOOK-01-pink 01-055
  • Vị trí sách trong thư viện: Nhận Thức Thực Tại
  • Nhà xuất bản: Tri Thức
  • ISBN: 978-604-908-935-0

Từng giảng dạy kinh tế ở Đại học Huế và Sài Gòn trước năm 1972, sau đó thỉnh giảng ở Đại học Nanyang (Singapore) rồi làm chuyên viên kinh tế tại Canada và Hoa Kỳ, Nguyễn Trường đưa ra cái nhìn khá tổng quát về chính trị và đối ngoại nổi cộm trên thế giới hiện nay trong quyển sách này. Dựa vào hoàn cảnh công tác của mình, tác giả lấy Hoa Kỳ làm trục xoay để phân tích các sự kiện của thế kỉ XXI, như chủ nghĩa đế quốc mới, vấn đề Trung Đông, giấc mơ Trung Quốc mới, đối trọng Á-Phi và Âu-Mỹ, các vấn đề tài nguyên, năng lượng, biến đổi khí hậu,… Cuốn sách mang phong cách bình luận tổng hợp báo chí hơn là một nghiên cứu sâu kiểu hàn lâm. Và đáng lẽ, nó nên mang tên ‘Á – Phi – Mỹ Latin trong mối quan hệ với Hoa Kỳ trong thế kỉ XXI’.

‘Cách đây trên mười năm, trước biến cố 11/9, Goldman Sachs đã tiên đoán các xứ thành viên trong khối BRIC (Brazil Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) có thể sẽ lọt vào nhóm 10 quốc gia hang đầu thế giới – nhưng cũng phải đợi đến năm 2040.

Tuy vậy, chỉ một thập kỉ sau, Trung Quốc đã nhảy lên hang thứ nhì, Brazil thứ bảy, Ấn Độ thứ mười và ngay cả Liên bang NGa cũng đã mon men lên gần nhóm mười nước hang đầu thế giới. […]

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Jim O’Neil, người đặt ra cụm từ BRIC và hiện giữ chức vụ Chủ tịch Quản lý Tích sản của Goldman Sachs, đã nhấn mạnh: ‘Thế giới không còn lê thuộc sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và Âu châu’. (trang 295)